Ghi chú Lịch_sử_hành_chính_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

  • ^ Ghi chú (1): Hiện nay năm 1698 được nhiều học giả xem là năm thành lập của Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998 Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tổ chức long trọng kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh[84].
  • ^ Ghi chú (2): Khu thanh tra Tây Ninh thành lập ngày 17/02/1863 trên địa bàn của phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Lúc bấy giờ phủ này gồm cả huyện Bình Long (có sáu tổng: Bình Thạnh Thượng, Bình Thạnh Trung, Bình Thạnh Hạ, Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung, Cầu An Hạ) của phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, sáp nhập vào từ ngày 14/08/1862. Đến ngày 11/02/1864 huyện Bình Long (lúc này chỉ có bốn tổng: Bình Thạnh Trung, Bình Thạnh Hạ, Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung) tách khỏi khu thanh tra Tây Ninh, trả lại cho phủ Tân Bình như trước. Tổng Bình Thạnh Thượng chuyển thuộc huyện Tân Ninh, tổng Cầu An Hạ chuyển thuộc huyện Quang Hóa, trực thuộc khu thanh tra Tây Ninh. Ngày 03/02/1866 tổng Bình Thạnh Thượng được trả lại cho huyện Bình Long thuộc khu thanh tra Sài Gòn, nhưng đến ngày 05/06/1871 tổng này chuyển sang thuộc hạt Thủ Dầu Một (địa bàn của tổng cũ này, nay tương ứng với địa bàn một phần của hai huyện: Bến Cát và Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương). Còn tổng Cầu An Hạ đến ngày 03/02/1866 thuộc khu thanh tra Quang Hóa và từ ngày 05/06/1871 trực thuộc hạt Chợ Lớn, xem thêm Ghi chú (7).
  • ^ Ghi chú (3): Khác với chức vụ Chánh tham biện/Chủ tỉnh của các hạt/tỉnh tại Nam Kỳ, cũng như chức Đốc lý (Résident-maire) của ba thành phố nhượng địa (concession) Hà Nội, Hải Phòng và Tourane (Đà Nẵng) đều là công chức cao cấp trong hệ thống cai trị Đông Dương; chức vụ Thị trưởng hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn có thể do các nhân vật có nghề nghiệp khác đảm nhiệm.
  • ^ Ghi chú (4): Sau khi đảo chính Pháp ngày 09/03/1945, trong thời gian ngắn trực tiếp quản lý trước khi chuyển giao cho chính quyền Đế quốc Việt Nam; Nhật coi Khu Sài Gòn - Chợ Lớn là một quận (郡| gun), do Quận trưởng (郡長| Gunchou) đứng đầu, Vào thời bấy giờ tại Nhật, quận là cấp hành chính bao gồm nhiều thành phố (市| shi), thị trấn (町| machi) và làng (村| mura) trực thuộc.
  • ^ Ghi chú (5): Tổng Long Vĩnh Hạ thuộc khu thanh tra Long Thành (địa bàn huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hoà cũ) giải thể, nhập vào hạt Sài Gòn (liệt kê chung vào địa bàn huyện Ngãi An cũ) từ ngày 27/07/1871.
  • ^ Ghi chú (6): Trong một hạt có thể có nhiều viên chức cai trị cùng ngạch tham biện (administrateur); Chánh tham biện là vị tham biện có hạng (classe) cao nhất, đứng đầu hạt.
  • ^ Ghi chú (7): Khu thanh tra Chợ Lớn thành lập từ ngày 16/08/1867 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, trên địa bàn của huyện Tân Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Sài Gòn; có năm tổng: Tân Phong Trung, Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung, Long Hưng Hạ; với tổng số 83 thôn; dân số năm 1870 là 70.522 người.[85]. Ngày 05/06/1871 khu thanh tra Chợ Lớn đổi tên thành hạt Chợ Lớn; đồng thời nhận thêm sáu tổng (Phước Điền Thượng, Phước Điền Trung, Phước Điền Hạ, Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung, Lộc Thành Hạ) của khu thanh tra Cần Giuộc giải thể, tổng Cầu An Hạ của khu thanh tra Trảng Bàng giải thể và một phần tổng Cửu Cư Thượng của khu thanh tra Tân An. Ngày 16/01/1877 trả lại tổng Cửu Cư Thượng cho hạt Tân An. Đến ngày 24/02/1885 hạt Chợ Lớn nhận thêm tổng Dương Hòa Trung từ hạt Sài Gòn; ngày 12/01/1888 nhận thêm tổng Dương Minh từ hạt Hai Mươi giải thể. Ngày 02/05/1888 giải thể hai tổng: Dương Hòa Trung và Tân Phong Trung; các làng trực thuộc nhập vào tổng Dương Minh và tổng Long Hưng Thượng. Từ ngày 01/01/1900 hạt Chợ Lớn đổi thành tỉnh Chợ Lớn, với lỵ sở đặt chung trong thành phố Chợ Lớn (do lý do này mà trong nhiều thời kỳ vị Thị trưởng Chợ Lớn kiêm nhiệm luôn chức vụ Chủ tỉnh Chợ Lớn). Ngày 07/12/1901 chia tách tổng Cầu An Hạ, lập mới tổng Cầu An Thượng. Ngày 31/12/1907 giải thể tổng Dương Minh; các làng trực thuộc nhập vào tổng Tân Phong Hạ và thành phố Sài Gòn. Năm 1930 tỉnh Chợ Lớn có bốn quận: Cần Đước (gồm ba tổng: Lộc Thành Thượng, Lộc Thành Trung và Lộc Thành Hạ), Cần Giuộc (gồm ba tổng: Phước Điền Thượng, Phước Điền Trung và Phước Điền Hạ), Đức Hòa (gồm hai tổng: Cầu An Thượng và Cầu An Hạ) và Trung Quận, với dân số 227.588 người.
  • ^ Ghi chú (8): Trong kháng chiến chống Pháp, về hành chính chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi quận thành huyện, làng thành xã; bỏ cấp tổng. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tiến hành một số điều chỉnh về các đơn vị hành chính như sau: Tháng 08/1950 lập đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn bao gồm thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn (tức Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn), tỉnh Gia Định và huyện Trung Huyện (tức quận Trung Quận) của tỉnh Chợ Lớn hợp nhất[86]. Đến tháng 06/1951 tách khỏi đặc khu: ba huyện Hóc Môn, Gò Vấp, Trung Huyện nhập vào tỉnh Gia Định Ninh, huyện Thủ Đức nhập vào tỉnh Thủ Biên và huyện Nhà Bè nhập vào tỉnh Bà Chợ đều mới lập[87]. Ba tỉnh mới này tồn tại đến tháng 07/1954 thì giải thể, phân chia đơn vị hành chính trở lại giống như thời gian trước tháng 08/1950.
  • ^ Ghi chú (9): Về phía lực lượng kháng chiến chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cuối năm 1957 lập huyện Bình Chánh thay thế huyện Trung Huyện giải thể. Địa bàn huyện mới này chính là quận Bình Chánh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cộng thêm khu vực Vườn Thơm[26], là một phần xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, thuộc tỉnh Long An (từ tháng 10/1963 thuộc tỉnh Hậu Nghĩa) theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1961 khu vực Vườn Thơm được chia thành hai xã: Tân Bình và Tân Lợi, đến năm 1972 sáp nhập hai xã với nhau thành xã Bình Lợi.
  • ^ Ghi chú (10): Từ thập niên 1960 về phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định thường được coi là một đơn vị hành chính hợp nhất; với tên gọi là thành phố Sài Gòn - Gia Định, khu Sài Gòn - Gia Định[88] hoặc đặc khu Sài Gòn - Gia Định tùy theo từng thời kỳ. Đơn vị hành chính này gồm các quận (tương tự như phân chia các quận của Đô thành Sài Gòn) và các huyện: Bình Chánh (xem thêm Ghi chú (9)), Cần Giờ (có địa bàn tương đương với hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa gộp lại), Củ Chi (có địa bàn tương đương với hai quận Củ Chi và Phú Hòa theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa gộp lại), Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè (gồm cả xã Hiệp Phước thuộc quận Cần Giuộc, tỉnh Long An theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa), Tân Bình và Thủ Đức. Đối với các huyện trực thuộc, có một số điều chỉnh như sau:
    • a, Tháng 05/1961 hợp nhất hai huyện: Gò Vấp và Hóc Môn thành huyện Gò Môn; nhưng đến tháng 11/1967 lại tách thành hai huyện như trước;
    • b. Từ tháng 06/1964 đến ngày 29/04/1975 chia nhỏ huyện Thủ Đức thành hai huyện: Bắc Thủ Đức (huyện này có thời kỳ trực thuộc tỉnh Thủ Dầu Một)[89] và Nam Thủ Đức. Sau đó hai huyện này lại hợp nhất như cũ;
    • c. Từ ngày 05/07/1968 sáp nhập huyện Cần Giờ với hai xã Phú Hữu, Phước Khánh của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành tỉnh Bà Rịa; để lập huyện Duyên Hải trực thuộc tỉnh Biên Hòa;
    • d. Trong thời gian 08/1968-03/1973 chia nhỏ huyện Củ Chi thành hai huyện: Bắc Chi và Nam Chi. Sau đó hai huyện này lại hợp nhất như cũ[90];
    • e. Trong thời gian 1969-1972 chia nhỏ huyện Hóc Môn thành hai huyện: Đông Môn và Tây Môn. Sau đó hai huyện này lại hợp nhất như cũ[91];
    • f. Trong thời gian 03/1975-29/04/1975 tách ba xã: Phú Nhuận, Tân Sơn Nhì và Tân Sơn Hòa của huyện Tân Bình, để lập quận Phú Tân Sơn mới[92]. Sau đó Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kế nhiệm chia quận này thành ba quận: Phú Nhuận, Tân Sơn Nhì và Tân Sơn Hòa.
  • ^ Ghi chú (11): Hai xã Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân thành lập ngày 13/04/1977 từ phần đất tách ra của xã Bình Lợi. Địa bàn hai xã này trước đây là làng Hòa Thạnh, tổng Cầu An Hạ, hạt Chợ Lớn; sáp nhập vào làng Đức Hòa cùng tổng từ ngày 23/06/1879.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_hành_chính_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh http://www.cefurds.com/index.php?option=com_phocad... http://www.fileden.com/files/2008/7/30/2027302/Ima... http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/55305441... http://www.quocgiahanhchanh.com/trantrunglap.htm http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5603647v/f63... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5603647v/f68... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5603647v/f73... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5603647v/f79... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56041001/f31... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56041194/f47...